Chuyển đổi số hoạt động công chứng mới đạt kết quả bước đầu
Lượt xem: 89

Ngày 31/10, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam tổ chức Hội nghị chuyển đổi số trong hoạt động công chứng. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp Lê Xuân Hồng, Phạm Quang Hiếu, quyền Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin Phạm Quang Hiếu, Tổng Thư ký Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam Đào Duy An.

Tại Hội nghị, quyền Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin Phạm Quang Hiếu đã báo cáo sơ bộ về chuyển đổi số ngành Tư pháp. Theo đó, các vấn đề về nhận thức số, hạ tầng số, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, triển khai các ứng dụng chuyên ngành và phát triển dữ liệu số, kết nối, chia sẻ dữ liệu, đảm bảo an toàn, an ninh mạng, nguồn nhân lực số, phát triển kinh tế số và xã hội số trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định.

Để thúc đẩy các hoạt động chuyển đổi số, các đơn vị cần phối hợp, tập trung chỉ đạo, triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp sau: tổ chức hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số ngành Tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Đề án 06; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện, quản lý, cập nhật và vận hành hiệu quả các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành; xây dựng và ban hành các văn bản hoàn thiện thể chế phục vụ chuyển đổi số; rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật trong lĩnh vực thuộc Bộ Tư pháp quản lý cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới, phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số; chú trọng, tăng cường công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng...

Về chuyển đổi số trong hoạt động công chứng, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Lê Xuân Hồng cho biết, việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động công chứng mới đạt kết quả bước đầu so với yêu cầu phát triển của các giao dịch dân sự, kinh tế và các lĩnh vực liên quan.

Bên cạnh đó, khi Luật Giao dịch điện tử có hiệu lực thì việc xây dựng Luật Công chứng (sửa đổi) cũng có nhiều vấn đề đặt ra như: cần phải làm rõ phạm vi, loại giao dịch nào có thể thực hiện công chứng điện tử; quy trình, giá trị pháp lý của văn bản công chứng điện tử; việc chuyển đổi văn bản công chứng điện tử sang văn bản giấy và ngược lại; cách thức chứng nhận dữ liệu điện tử, điều kiện, nguyên tắc cơ bản khi áp dụng công chứng điện tử.

Tham dự Hội nghị có Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp Lê Xuân Hồng, Phạm Quang Hiếu, quyền Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin Phạm Quang Hiếu, Tổng Thư ký Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam Đào Duy An.

Tại Hội nghị, quyền Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin Phạm Quang Hiếu đã báo cáo sơ bộ về chuyển đổi số ngành Tư pháp. Theo đó, các vấn đề về nhận thức số, hạ tầng số, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, triển khai các ứng dụng chuyên ngành và phát triển dữ liệu số, kết nối, chia sẻ dữ liệu, đảm bảo an toàn, an ninh mạng, nguồn nhân lực số, phát triển kinh tế số và xã hội số trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định.

Để thúc đẩy các hoạt động chuyển đổi số, các đơn vị cần phối hợp, tập trung chỉ đạo, triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp sau: tổ chức hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số ngành Tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Đề án 06; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện, quản lý, cập nhật và vận hành hiệu quả các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành; xây dựng và ban hành các văn bản hoàn thiện thể chế phục vụ chuyển đổi số; rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật trong lĩnh vực thuộc Bộ Tư pháp quản lý cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới, phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số; chú trọng, tăng cường công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng...

Về chuyển đổi số trong hoạt động công chứng, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Lê Xuân Hồng cho biết, việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động công chứng mới đạt kết quả bước đầu so với yêu cầu phát triển của các giao dịch dân sự, kinh tế và các lĩnh vực liên quan.

Bên cạnh đó, khi Luật Giao dịch điện tử có hiệu lực thì việc xây dựng Luật Công chứng (sửa đổi) cũng có nhiều vấn đề đặt ra như: cần phải làm rõ phạm vi, loại giao dịch nào có thể thực hiện công chứng điện tử; quy trình, giá trị pháp lý của văn bản công chứng điện tử; việc chuyển đổi văn bản công chứng điện tử sang văn bản giấy và ngược lại; cách thức chứng nhận dữ liệu điện tử, điều kiện, nguyên tắc cơ bản khi áp dụng công chứng điện tử.



image
image
image
image
image

image advertisement

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1


Cơ quan chủ quản: XÃ HẢI HƯNG
Địa chỉ : UBND xã Hải Hưng - huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định
 Email:  xahaihung.hhu@namdinh.gov.vn
 
Người chịu trách nhiệm: Ông Lương Văn Hiền - Phó Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã

  
Chung nhan Tin Nhiem Mang